Phòng rối loạn tuần hoàn não

Máu thực hiện các chức năng rất quan trọng đối với cơ thể như hô hấp (chuyên chở khí oxy và CO2 giữa phế nang và các tế bào), dinh dưỡng (mang dưỡng chất từ ruột non đến tế bào, đặc biệt là tế bào não), đào thải (đưa chất cặn bã đến thận, ruột… để bài tiết), điều hòa hoạt động các cơ quan nhất là cơ quan thần kinh trung ương. Thần kinh trung ương có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của cơ thể, nhiệt độ cơ thể, bảo vệ cơ thể (chứa các loại bạch cầu, kháng thể, tiêu diệt mầm bệnh). Máu lưu thông tốt là điều kiện cần thiết để các cơ quan được nuôi dưỡng và hoạt động tốt, nhất là não bộ.

Rối loạn tuần hoàn não là gì?

Não là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, mặc dù khối lượng chỉ bằng vài phần trăm trọng lượng cơ thể nhưng nhận được hơn 20% lượng máu nuôi dưỡng cơ thể. Ngưng tuần hoàn não khoảng 6 - 7 giây sẽ ngất, ngừng 5 phút các tế bào não sẽ chết. Rối loạn tuần hoàn não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não hay thiếu máu não nhất thời (thoáng qua) xảy ra đột ngột do máu tới nuôi tế bào não bị thiếu hụt làm rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của NCT, thậm chí gây biến chứng. Tuy vậy, bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau 24 giờ và thường có xu hướng lặp đi, lặp lại nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm.

Phòng rối loạn tuần hoàn nãoThường ngày người bệnh hay bị đau mỏi vai gáy

Đối tượng mắc thiểu máu não là những người từ trung niên trở lên, đặc biệt là ở NCT, nhất là người lao động trí óc. Ngày nay, theo các nhà chuyên môn, tỉ lệ mắc rối loạn tuần hoàn não càng ngày càng trẻ hóa, nhưng NCT vẫn là đối tượng chiếm tỉ lệ cao hơn cả, vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh thiếu máu não rất cao, trong đó, có khoảng 2/3 NCT bị mắc chứng bệnh này.

Nguyên nhân

Mọi nguyên nhân làm cho máu lên não kém đều gây rối loạn tuần hoàn não. Có khoảng 80% số bệnh nhân thiếu máu não là do xơ vữa động mạch. Các bệnh huyết áp cao, mỡ máu cao, đái tháo đường, hoặc hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch làm cho lòng mạch máu bi hẹp nhất là động mạch thân nền cột sống cổ, động mạch não do mỡ máu cao kéo dài hoặc do thoái hoá cột sống cổ không được điều trị hoặc dùng các biện pháp ngăn chặn. Rối loạn tuần hoàn não có thể do bệnh tim (suy tim, hẹp van tim…) hoặc do bệnh huyết áp thấp hoặc trong một số trường hợp huyết áp cao cũng có thể gây rối loạn tuần hoàn não (do rối loạn vận mạch não làm cho máu lên não kém). Rối loạn tuần não não có thể gặp ở người lao động trí óc, căng thẳng, tập trung cao độ (nghiên cứu sinh, sinh viên, học sinh ôn tập trong các kỳ thi…). Ngoài ra, rối loạn tuần hoàn não có thể là do bẩm sinh, cơ địa hoặc người béo phì. Hầu hết người béo phì có lượng mỡ máu cao. Mỡ máu cao sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt huyết, lưu thông máu trong cơ thể (do làm xơ vữa động mạch). Hơn nữa, lượng mỡ dư thừa sẽ làm cản trở hệ tuần hoàn đưa máu lên não gây thiếu máu não. Ngoài ra, cuộc sống công nghiệp gấp gáp, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc làm việc thường xuyên với máy tính khiến con người lười vận động, hoặc do uống quá nhiều rượu, bia, hút thuốc nhiều là những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tuần hoàn não.

Biểu hiện

Thời gian đầu mới bị bệnh, các triệu chứng của thiếu máu não thường xuất hiện thoáng qua, lâu ngày, người bệnh có những biểu hiện: nhức đầu, cảm giác nặng đầu, đau vai gáy, đặc biệt chóng mặt có cảm giác lảo đảo thoáng qua hoặc xoay tròn thường gặp nhất.

Các triệu chứng này xảy ra đột ngột khi thay đổi tư thế như từ nằm chuyển sang ngồi hoặc đứng, kèm theo buồn nôn hoặc nôn, ù tai. Người bệnh thỉnh thoảng đau đầu, một số người có đau đầu gần như thường xuyên hoặc luôn cảm thấy bồn chồn, không hoàn toàn làm chủ được mình, dần dần thay đổi tính tình (trái tính, trái nết), hay mủi lòng, dễ tủi thân và đặc biệt là chóng quên (đãng trí). Các biểu hiện trên có thể thoáng qua hoặc có thể kéo dài nhiều giờ đến vài ngày, nếu do bệnh của huyết áp (huyết áp thấp hoặc huyết áp cao), xơ vữa động mạch, các triệu chứng có thể kéo dài nhiều ngày hơn. Thường ngày người bệnh hay bị đau mỏi vai gáy, đau cứng cổ do khí huyết ứ trệ, kém lưu thông, lượng máu đến vùng vai gáy, cổ suy giảm bởi hẹp động mạch thân nền, thoái hóa đốt sống cổ.

Phòng rối loạn tuần hoàn não

Bệnh thể hiện đôi khi âm ỉ, nhưng có lúc đau trội thành từng cơn, đau nhiều về ban đêm. Đau thường lan lên vùng chẩm và lan xuống vai, các cánh tay (đặc biệt đau và tê tay tăng lên dữ dội khi giơ tay lên đầu và sang cả bên đối diện), cơ cổ co, đau, cứng gây khó khăn khi cúi xuống, nghiêng, quay đầu tự nhiên, gặp lạnh càng đau. Các triệu chứng đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ có thể gặp ở mọi lứa tuổi còn trẻ hoặc cán bộ văn phòng nhưng tỉ lệ chiếm cao hơn cả là người trung niên và cao tuổi.

Biến chứng

Do máu lên não kém cho nên mọi hoạt động của cơ thể đều suy giảm nhất là chóng quên, hay cáu gắt vô cớ, giảm ham muốn tình dục, luôn luôn có cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, tê bì chân tay, chuột rút, trong khi đó bệnh rất dễ tái phát. Rối loạn tuần hoàn não có thể diễn tiến lâu ngày và gây biến chứng nặng nề khiến bệnh nhân đột quỵ, nhũn não, nhồi máu não rất nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên tắc điều trị

Do bệnh xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy, để điều trị có hiệu quả, người bệnh cần được khám bệnh, tốt nhất là khám ở cơ sở y tế đủ điều kiện để xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng nhằm để bệnh chóng khỏi, tránh tái phát hoặc nếu tái phát sẽ nhẹ, thoáng qua, đặc biệt tránh biến chứng nguy hiểm.

Lời khuyên của thầy thuốcNCT nên khám bệnh định kỳ để được kiểm soát huyết áp, mỡ máu, thoái hóa cột sống cổ... Nên có chế độ ăn, uống hợp lý (không nên ăn mỡ, lòng, da động vật), không nên lạm dụng rượu, bia, nhất là người bị tăng huyết áp, đái tháo đường… Cần vận động cơ thể thường xuyên tùy theo điều kiện và sức khỏe của mình để khí huyết lưu thông như chơi cầu lông, bơi, đi bộ, đi lại trong nhà nếu sức yếu.

TTƯT.TS. BS. BÙI KHẮC HẬU

Mất ngủ khi về già

Các nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân trong đó phải nói tới sự thay đổi về thể chất, tinh thần cũng như bệnh tật.

Nguyên nhân do sự thay đổi sinh lý: Ở người cao tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên đã làm giảm hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nhịp sinh học (thức-ngủ) của cơ thể và làm giảm đi sự thích nghi của người già với những thay đổi tác động vào cơ thể con người; làm giảm khả năng duy trì những hoạt động bình thường trước những thay đổi của môi trường, gây rối loạn hoạt động của cơ thể, trong đó có giấc ngủ.

Nguyên nhân do bệnh lý: Chứng ngừng thở khi ngủ và chứng rối loạn vận động có chu kỳ khi ngủ tăng lên khi tuổi càng cao. Người già cũng hay bị đau, đặc biệt là đau cơ khớp và thường đau nhiều hơn khi gần về sáng. Các chức năng thận bị suy giảm cũng khiến người già hay đi tiểu đêm, những bệnh lý thần kinh (bệnh Parkinson, Alzheimer), các bệnh lý tâm thần (bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu), sang chấn tâm lý (mất đi người bạn đời, bạn thân, nghỉ hưu, sự cô đơn...).

Ảnh hưởng của thuốc dùng điều trị bệnh: Người già dùng nhiều loại thuốc để điều trị bệnh. Các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ là theophyline và caffein... làm tăng sự thức tỉnh trong đêm và giảm tổng thời gian ngủ. Những thuốc bán không cần kê đơn như thuốc ho, thuốc dị ứng, thuốc gây chán ăn có thể chứa caffein. Những người hút thuốc lá bị mất ngủ nhiều hơn những người không hút thuốc vì trong thuốc lá chứa chất nicotin, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như uống rượu, hay ngủ ngày hoặc hay nằm trên giường đọc sách hoặc xem tivi làm giảm chất lượng giấc ngủ về đêm.

mat nguTránh nằm trên giường đọc sách, xem tivi trước khi đi ngủ.

Biểu hiện của mất ngủ

Biểu hiện của mất ngủ ở người già thường là cảm giác mệt mỏi, khó khăn trong việc tập trung vào công việc, giảm trí nhớ, không có cảm giác thoải mái, không thể ngủ được, phải mất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức dậy vào buổi đêm, không thể ngủ trở lại sau khi thức giấc, buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được, đau đầu vào buổi sáng. Mất ngủ kéo dài sẽ làm cơ thể và tinh thần luôn mệt mỏi, lo lắng, tâm lý không ổn định và không kiềm chế được cảm xúc. Những ảnh hưởng to lớn của mất ngủ đến sức khỏe có thể là những bệnh lý nghiêm trọng hơn đe dọa tính mạng con người...

Điều trị mất ngủ như thế nào?

Biện pháp không dùng thuốc

Người cao tuổi nên học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần. Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ... Phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác. Tránh tối đa môi trường phòng ngủ không thoải mái, tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá; không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ; ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ; tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ; nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.

Cần phải đi ngủ và thức dậy đúng giờ; tránh ngủ ngày quá nhiều; tập thể thao hằng ngày nhưng không nên tập trước giờ đi ngủ; chỉ nằm trên giường khi ngủ, tránh nằm trên giường đọc sách, xem tivi...; mặc quần áo phải thoải mái, rộng rãi khi đi ngủ. Nếu bạn nằm trên giường 30 phút mà chưa ngủ được thì hãy ra khỏi giường và có những hoạt động nhẹ nhàng ví dụ như nghe nhạc, đọc sách nhưng tránh tiếp xúc với ánh sáng chói.

Biện pháp dùng thuốc

Việc sử dụng thuốc điều trị mất ngủ cần phải được đi khám và có sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nên sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng dưỡng tâm an thần được ông cha ta sử dụng lâu đời dùng để chữa mất ngủ rất hiệu quả như: tâm sen, vông nem, trà hoa, tam thất...

Người bị mất ngủ có thể phải dùng thuốc trong các trường hợp nguyên nhân gây mất ngủ là do bệnh khác; Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân. Những người này được dùng thuốc gây ngủ.

BS. Trịnh Thị Bích Huyền

Thiếu vitamin cũng gây đau đầu

Tôi 32 tuổi, bị đau nửa đầu Migraine và bác sĩ cho dùng thuốc điều trị, nhưng chỉ đỡ được một thời gian. Gần đây tôi được chỉ định bổ sung hai loại vitamin D và vitamin nhóm B thì thấy bệnh đỡ hẳn. Xin quý báo giúp tôi hiểu vì sao hai loại vitamin này lại có tác dụng với bệnh đau đầu? Tôi xin cảm ơn!

Hoàng Thị Mùi (Yên Bái)

Đối với người bị đau nửa đầu (Migraine) sẽ có các triệu chứng như: cơn đau dữ dội, có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, thường xảy ra như một hiện tượng thoáng qua và có sự thay đổi thị giác, nhìn hình ảnh loạng choạng, cảm giác nhìn bị lóa lên, có đốm hoặc vệt lập lòe, đặc biệt khu trú một bên đầu. Hiện tượng này có thể kèm theo nôn, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi... Mặc dù lý do chính gây nên đau nửa đầu chưa được xác định và mỗi người một khác, nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một số người đau nửa đầu có nguyên nhân thông thường là do thiếu hụt dưỡng chất, trong đó có sự thiếu hụt vitamin nhóm B và vitamin D. Cho đến nay, các nhà khoa học cũng chưa giải thích được một cách rõ ràng rằng vì sao thiếu hai loại vitamin này lại gây ra những cơn đau nửa đầu, nhưng các nghiên cứu đã cho thấy khi được bổ sung hai loại vitamin này thì các triệu chứng đau của bệnh nhân đã giảm một cách rõ rệt.

Thiếu vitamin cũng gây đau đầu

Đối với vitamin nhóm B như: thiếu vitamin B1, con người trở nên dễ mệt mỏi, kém tập trung, ăn không ngon. Thiếu vitamin B2 làm vết thương chậm lành, thủy tinh thể đục, môi nứt nẻ, da khô, tóc dễ gãy, móng tay chân giòn. Thiếu vitamin B3 sẽ giảm sinh lực, mất ngủ, hay quên, tâm thần căng thẳng, lo âu, tính tình gắt gỏng, nhức đầu, sưng và chảy máu ở nướu răng, viêm ngứa trên da... Thiếu vitamin B6 dẫn đến giảm sinh lực, ăn mất ngon, giảm cân, ngủ mê, buồn rầu, tinh thần dễ bị kích động, cơ co rút và yếu, tê đầu ngón tay, da khô, thiếu hồng cầu, da chung quanh mắt, mũi, miệng trở nên nhờn và đóng vảy. Trẻ em thiếu sinh tố này thường hay lên cơn động kinh, bẳn tính. Thiếu vitamin B12 thì cơ thể yếu đuối, ăn không ngon, da vàng nhợt, khó thở, giảm cân, đi đứng không vững, rối loạn thần kinh, tính tình cáu kỉnh, buồn rầu.

Sự thiếu hụt các vitamin nhóm B đều có ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Trong đó, các nhà khoa học thấy rằng, khi cơ thể thiếu vitamin B9, vitamin B6, vitamin B12, sẽ góp phần gia tăng Migraine và khi được bổ sung đầy đủ thì bệnh thuyên giảm.

Đối với vitamin D: Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Headache, ở những người bị đau đầu có nồng độ vitamin D trong máu rất thấp. Những người này không cải thiện được tình trạng đau đầu sau khi sử dụng các loại thuốc thông thường. Tuy nhiên, khi được bổ sung vitamin D hàng ngày, họ giảm hẳn đau đầu, đau nửa đầu chỉ sau một vài tuần. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đưa ra kết luận rằng càng sống xa đường xích đạo, thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng giảm nên nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D cũng tăng lên và tỷ lệ đau đầu, đau nửa đầu và căng nhức đầu của người dân ở những vùng này cũng tăng.

Do vậy, các nhà khoa học kết luận rằng, thiếu hụt vitamin nhóm B và vitamin D góp phần đưa đến bộc phát chứng đau nửa đầu. Để việc bổ sung các vitamin này được hiệu quả, chúng ta cần một giải pháp toàn diện, cần sự tầm soát và tư vấn của các nhà chuyên môn, tránh tự ý dùng thuốc sẽ gây hại.

DS. Bùi Ngọc Lan Hương

Loại thuốc mới điều trị tiệt căn sốt rét

Một loại thuốc là tafenoquine đã được các nhà khoa học nghiên cứu thành công và sẽ ứng dụng rộng rãi thay thế khi có kháng thuốc.

Theo phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế, để điều trị sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium vivax ở bệnh nhân từ 3 tuổi trở lên được chỉ định dùng thuốc chloroquine uống trong 3 ngày để cắt cơn sốt và ký sinh trùng kết hợp với thuốc primaquine 0,25mg base/kg cân nặng mỗi ngày, uống trong 14 ngày để chống tái phát xa và tiệt căn ký sinh trùng ký sinh với thể ngủ ở trong gan; lưu ý viên thuốc primaquine phosphate hàm lượng 13,2mg có chứa 7,5ng primaquine base.

Tafenoquine có tác dụng điều trị sốt rét kéo dài chỉ với 1 liều duy nhất.

Tafenoquine có tác dụng điều trị sốt rét kéo dài chỉ với 1 liều duy nhất.

Tafenoquine cũng là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc sốt rét 8-aminoquinoline như primaquine nên có tiềm năng điều trị diệt thể ngủ của ký sinh trùng ký sinh tại gan để chống tái phát xa do Plasmodium vivax gây nên; đồng thời chúng cũng có khả năng tiệt căn cả Plasmodium ovale vì cả hai loại ký sinh trùng sốt rét này đều có thể ngủ ký sinh ở gan gây ra tái phát xa trong máu. Hiện nay tafenoquine được xem là loại thuốc được chỉ định điều trị duy nhất để thay thế cho thuốc primaquine phải sử dụng liệu trình 14 ngày nhưng chúng vẫn đang hoàn tất các giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm một cách chặt chẽ trước khi đưa ra sử dụng rộng rãi. Ưu điểm của thuốc tafenoquine là có thời gian bán phân hủy dài khoảng 2 đến 3 tuần nên nếu điều trị với liều duy nhất thì có thể bảo đảm nồng độ thuốc theo liều lượng dược lý để có khả năng diệt sạch thể ngủ của ký sinh trùng ký sinh ở trong gan. Nhược điểm của thuốc tafenoquine cũng tương tự như primaquine là cũng có thể gây ra tình trạng tán huyết trên những bệnh nhân bị thiếu men G6PD (glucose-6-phosphate dehydrogenase); đồng thời do thời gian bán phân hủy kéo dài của thuốc nên trong quá trình điều trị phải có sự theo dõi, chăm sóc đặc biệt để bảo đảm an toàn; những bệnh nhân thiếu men G6PD trầm trọng không nên sử dụng thuốc.

Hiện nay chloroquine và primaquine là thuốc dùng để điều trị thể vô tính hồng cầu và diệt tận gốc thể ngủ trong gan của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium vivax nên chúng có khả năng ngăn ngừa sự tái phát xa, đồng thời primaquine cũng có thể làm tăng hoạt tính của chloroquine chống lại sự kháng thuốc của ký sinh trùng này ở giai đoạn trong hồng cầu. Hiện tượng kháng thuốc primaquine đã được các nhà khoa học đề cập nhưng vẫn có những vấn đề cần cân nhắc như điều trị không có giám sát, khả năng dung nạp của ký sinh trùng, khả năng tái nhiễm... Trên thực tế sự tái phát có thể xảy ra sớm trong vòng 16 ngày hoặc muộn hơn đến 3 năm kể từ khi người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng đầu tiên, ngay cả khi điều trị đủ liều; vì vậy muốn xác định ký sinh trùng kháng thuốc Primaquine thì xét nghiệm lam máu phải cho kết quả dương tính sau khi đã điều trị đủ liều chuẩn và điều trị đủ 14 ngày. Tuy nhiên trong thực tiễn đã gặp phải các trường hợp bệnh nhân tự ý bỏ thuốc điều trị khi hết sốt; nhất là người bệnh ở vùng sâu, vùng xa là người đồng bào dân tộc thiểu số có sự tuân thủ không đầy đủ nên làm khó khăn cho việc đánh giá.

Trong thời gian qua, việc điều trị sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium vivax thường sử dụng thuốc chloroquine để diệt thể vô tính trong máu và thuốc primaquine để diệt thể ngủ trong gan của ký sinh trùng. Tuy vậy primaquine đòi hỏi phải thực hiện liệu trình điều trị 14 ngày nhưng trên thực tế người bệnh chỉ uống một vài ngày rồi bỏ trị khi hết sốt nên không hoàn tất liệu trình đầy đủ. Tafenoquine là thuốc có tác dụng kéo dài và cùng nhóm thuốc 8-aminoquinoline với primaquine đã biết từ lâu nhưng gần đây được xem xét trở lại vì chúng có khả năng điều trị thể ngủ của ký sinh trùng ở trong gan chỉ với một liều duy nhất. Một số nhà khoa học nghiên cứu ghi nhận với liều duy nhất 300mg, tafenoquine có thể làm giảm nguy cơ tái phát ký sinh trùng trong vòng 6 tháng sau điều trị. Vấn đề này đang được tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh để có thể ứng dụng một cách rộng rãi trong điều trị tiệt căn bệnh sốt rét do nhiễm plasmodium vivax, thay thế khi ký sinh trùng đã kháng thuốc primaquine; hơn nữa liệu trình điều trị primaquine 14 ngày quá dài khó thực hiện sẽ được thay thế bằng liệu trình tafenoline liều duy nhất rất thuận tiện cho người bệnh.

BS. NGUYỄN VÕ HINH

Cách giúp bệnh nhân ung thư sống khỏe sau xạ trị

Xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Thực chất, xạ trị là sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Đây là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Theo ước tính, có khoảng 50-60% bệnh nhân ung thư phải sử dụng phương pháp xạ trị.

Xạ trị - cách điều trị bệnh ung thư hiệu quả

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, hiện nay có 3 phương pháp điều trị ung thư chính là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong đó xạ trị ung thư có thể dùng như một biện pháp đơn lẻ hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác, tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh hay thể trạng của mỗi bệnh nhân, để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh.

Tuy nhiên, sử dụng phương pháp nào, cách thức, liều lượng ra sao cần phải có một bác sĩ chuyên ngành ung thư khám, chẩn đoán và điều trị. Gần đây, xu hướng cá thể hóa trong điều trị ung thư đang là cách tiếp cận mới, bởi không có một phương pháp nào điều trị cho tất cả các loại ung thư, các giai đoạn ung thư khác nhau.

GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam

Hiện nay Việt Nam đã có những máy xạ trị rất hiện đại, mang lại rất nhiều hiệu quả trong điều trị ung thư. Có 50-60% bệnh nhân ung thư phải sử dụng xạ trị - như vậy để thấy đây là một phương pháp rất hiệu quả trong điều trị ung thư, GS Đức cho hay.

Làm thế nào để giảm thiểu tác dụng phụ của xạ trị ung thư

GS Đức phân tích, bất cứ phương pháp điều trị ung thư nào đều có tác dụng phụ, xạ trị cũng vậy. Xạ trị là sử dụng tia phóng xạ - có thể là tia gamma, tia proton, .. khi chiếu vào cơ thể các nhà y học đã tính toán là dùng tia xạ đó vào vùng khối u hay vùng có hạch di căn để diệt tế bào ung thư. Khi chiếu xạ để điều trị bệnh, sẽ xuất hiện các tác dụng phụ trên toàn cơ thể như sạm xa, mệt mỏi, viêm da khô, viêm da xuất tiết…. Chiếu xạ ung thư ở vùng nào thì sẽ xuất hiện tác dụng phụ vùng cơ thể đó, và các tác dụng phụ cũng khác nhau. Ví dụ như nếu chiếu vào vùng đầu cổ sẽ ảnh hưởng tới niêm mạc miêng, loét miệng…. tác dụng phụ của nó sẽ khác với ung thư phổi, chiếu xạ ở ngực hay ung thư khoang bụng, khi chiếu xạ vùng bụng sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa…

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư hiệu quả

Thông thường tác dụng phụ sau xạ trị sẽ giảm dần và hết, như sau 3-6 tháng sau xạ trị sẽ hết sạm da, nếu người bệnh mệt mỏi, chán ăn thì sau một thời gian cũng hết, rối loạn tiêu hóa thì cũng sau khi ngừng là hết. Nhưng GS Đức cho rằng, có xạ trị để biến chứng lâu dài nhất là khi xạ trị vào vùng họng, gây xơ làm há miệng khó và cần tập há miệng hoặc tác dụng phụ làm teo niêm mạc miệng, sau xạ trị người bệnh sẽ khó ăn, khó nuốt. Còn ngày nay với máy móc hiện đại thì các thầy thuốc đã làm giảm rất nhiều các tác dụng phụ. Trong quá trình xạ trị có thể sẽ dùng các mỡ để hạn chế tác dụng phụ còn với hiện nay các tia xạ được đưa sâu vào khối u.

Từ những phân tích trên, GS Đức khuyên, để giảm tác dụng phụ không mong muốn xạ trị, người thầy thuốc đóng vai trò rất quan trọng, họ sẽ phải giúp người bệnh, hướng dẫn cho người bệnh trong quá trình xạ trị phải bỏ các phụ kiện bằng kim loại vì các đồ dùng bằng kim loại sẽ làm hấp thụ nhiều tia xạ. Ngoài ra, bác sĩ cần hướng dẫn người bệnh dùng thuốc, đảm bảo sử dụng đúng trúng đích các tế bào ung thư , đúng và đủ liều điều trị, nếu cần có thể chia nhiều liệu xạ trị, tránh tổn thương tế bào lành. Về phía người bệnh cần tin tưởng bác sĩ điều trị, ăn uống đủ chất để có sức khỏe trong quá trình điều trị, tuyêt đối không được kiêng kỵ, tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện K Trung ương

GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện K Trung ươngkhuyên, khi chuẩn bị xạ trị bệnh nhân cần chuẩn bị tinh thần và bồi dưỡng cho cơ thể, cần ăn uống đầy đủ các thực phẩm giầu vitamin. Trước khi xạ trị, bệnh nhân cần ăn nhẹ, uống sữa, trái cây, sau đó cũng cần ăn nhẹ , thức ăn mềm, lỏng. Người thân chăm sóc bệnh nhân ung thư cần lưu ý, sau khi xạ trị, người bệnh cần ăn tăng các chất đạm, rau xanh, trái cây và chất béo. Thời gian này, người bệnh sẽ mệt, khó ăn nhưng cần tìm cách cho bệnh nhân ăn đủ chất. Bệnh nhân ung thư vẫn ăn được tất cả mọi thực phẩm với tỉ lệ ung thư cân đối. Khi có sức khỏe tốt thì nếu xạ trị hoặc phẫu thì sẽ có kết quả tốt hơn.

GS Hương cho rằng, có một số quan niệm của người dân về việc người bệnh ung thư nói chung và người xạ trị nói riêng không nên ăn quá nhiều chất bổ, thậm chí kiêng ăn thịt, vì họ cho rằng ăn như vậy làm tế bào ung thư phát triển mạnh hơn, dẫn đến chết nhanh hơn. Quan niệm ăn kiêng, hoặc ăn gạo lức muối vừng điều trị ung thư sẽ làm các tế bào ung thư bị bỏ đói là hoàn toàn sai lầm. GS Hương cho rằng, nếu bỏ đói bản thân, thì các tế bào lành bị bỏ đói và chết trước khi các tế bào ung thư bị diệt.

Nano Fucomin là sản phẩm dành riêng cho người bệnh ung thư, được nghiên cứu và sản xuất bởi các bác sĩ hàng đầu của Học Viện Quân Y.Với thành phần là các thảo dược thiên nhiên như: Fucoidan, nano curcumin, tam thất, xạ đen, phylamin… trong đó Fucoidan là hoạt chất có khả năng kích thích tế bào ung thư tự chết theo chương trình Apoptosis và ức chế sự hình thành mạch máu mới, cắt nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi tế bào ung thư.

Sản phẩm thích hợp với người bị u bướu đang và sau quá trình hóa, xạ trị, người thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, người muốn phòng ngừa ung thư.

GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN: 024.7300.1979

GPQC: 01857/2017/ATTP-XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hải Yến

Đối phó với chứng viêm họng, viêm thanh quản ngày hè

Những biểu hiện khi thanh quản và họng bị viêm

Có thể khàn tiếng xuất hiện đột ngột ngay sau khi ăn thực phẩm lạnh, tắm nước lạnh, hứng một luồng khí lạnh của điều hòa vào vùng đầu mặt cổ hoặc sau một đợt viêm mũi họng có chảy dịch mũi sau xuống cổ; Khàn tiếng có thể kèm ho, đau họng, khó thở thanh quản (khó thở thì thở vào, khó thở chậm và có tiếng rít thì thở vào); Nói đau tức vùng giữa cổ và nói chóng mệt.

Người bệnh có cảm giác ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người (viêm họng do virut). Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt, môi khô, lưỡi bẩn (viêm họng do vi khuẩn). Cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai, ho khan trong giai đoạn đầu sau đó ho có đờm.

Viêm thanh quản cấp qua nội soi.

Viêm thanh quản cấp qua nội soi.

Nguồn cơn gây bệnh

Sự thay đổi nhiệt độ vùng họng, thanh quản: Mùa nóng, sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường và cơ thể làm xuất hiện hiện tượng ra mồ hôi, trong thành phần mồ hôi bên cạnh nước, còn có muối và các khoáng chất, vì vậy niêm mạc đường hô hấp trở nên khô, người ta cảm thấy khát và rất muốn uống nước, đặc biệt là nước có nhiệt độ thấp, sự chênh lệch nhiệt độ khi uống dẫn đến hiện tượng kích thích niêm mạc họng, thanh quản gây viêm. Sự thay đổi diễn ra đột ngột nên niêm mạc họng thường chưa đủ thời gian để làm ấm như chức năng vốn có, đồng thời làm thay đổi môi trường sống của một số loại vi khuẩn cơ hội trong họng và thanh quản, nhanh chóng gây bệnh.

Do nhiễm các virut hoặc vi khuẩn: Họng là cửa ngõ của đường ăn và đường thở nên rất dễ nhiễm khuẩn. Các dịch của viêm đường hô hấp cấp rất dễ gây thành dịch trong mua hè nhất là các virut cúm A và B, trong đó virut chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh.

Viêm họng do vi khuẩn: Thường gặp là  phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu ß tan huyết nhóm A (khoảng 20%), liên cầu, phế cầu, Friedlander, Pfeiffer...

Viêm họng thanh quản do nấm cũng hay gặp trong mùa hè lý do được thấy là thời đại công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, thói quen sử dụng điều hòa ngày càng phổ biến. Nếu điều hòa không được vệ sinh thường xuyên thì đây sẽ là một yếu tố thuận lợi làm cho nấm phát triển và phát tán vào không khí trong nhà, khi niêm mạc họng suy yếu nấm sẽ gây ra viêm họng hoặc viêm thanh quản.

Viêm họng do hội chứng trào ngược: Hay gặp do tần xuất sử dụng bia lạnh tăng đột ngột, đây là một loại thực phẩm rất hay kích ứng thực quản dạ dày. Sau khi uống bia lạnh, người bệnh cảm thấy khô cổ, đầy bụng kèm theo ợ nóng, ợ chua và họng bắt đầu viêm, nếu dịch dạ dày tràn qua sụn phễu vào thanh quản sẽ gây sặc rồi khàn tiếng. Có nhiều yếu tố làm cho những người có cơ địa dị ứng như các loại phấn hoa có trong mùa hè (hoa sữa, hoa mộc, hoa sói...). Thức ăn mùa hè như các loại kem, các loại nước giải khát... Niêm mạc họng và thanh quản bị kích thích, phù nề gây ngứa họng, rát họng và ho cơn đồng thời dị ứng cũng lan nhanh xuống thanh quản gây khàn tiếng, ho, thậm chí khó thở thanh quản (phù Quink thanh quản).

Ngoài ra một số yếu tố thuận lợi gây viêm họng có thể là do tiếp xúc với các yếu tố vật lý hóa học độc hại, làm việc trong môi trường bụi bẩn... Mùa hè lại là mùa bầu không khí khô nóng nên dễ phát tán bụi bẩn ra không khí ở khu vực rộng. Hoặc do một số thói quen chưa hợp lý trong sinh hoạt như việc sử dụng đồ uống với nhiệt độ quá thấp so với niêm mạc họng (28-30 độ) lại có tình trạng sử dụng giọng (chẳng hạn như hát karaoke) vượt quá mức cho phép của thanh quản dẫn tới đau họng, mất tiếng...

Những việc cần làm

Sử dụng kháng sinh, kháng viêm đường uống, hạ sốt, giảm đau; giảm phù nề, chống dị ứng... có sự theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa. Khí dung họng - thanh quản bằng hỗn hợp dung dịch thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó người bệnh cần giữ ấm, chườm nóng vùng cổ là rất cần thiết, uống nước giá luộc nóng, uống trà gừng, ngậm kha tử, chanh đào ngâm mật ong... để hỗ trợ điều trị. Hạn chế nói trong 3-5 ngày; Súc họng bằng nước có thành phần là chất kiềm nhẹ NaHCO3, muối sinh lý...

Sử dụng điều hòa đúng cách, giữ ấm vùng cổ khi sử dụng nhiệt độ điều hòa thấp dưới 26 độ.

Khi sử dụng thực phẩm nên chú ý đừng để quá lạnh nhất là những người có cơ địa dị ứng.

Bảo hộ lao động đúng quy định khi làm việc trong môi trường ô nhiễm bụi bẩn hoặc hóa chất.

Một đặc điểm cần lưu ý ở viêm thanh quản cấp là nếu viêm thanh quản xảy ra ở trẻ dưới một tuổi rất cẩn trọng bởi niêm mạc thanh quản trẻ em rất dễ phù nề đặc biệt là vùng dưới niêm mạc nên hay gặp khó thở thanh quản nặng, nhất là viêm thanh quản đi kèm với phù nề ở vùng hạ thanh môn gây khó thở dữ dội. Trường hợp này cần được điều trị tại cơ sở tai mũi họng có khả năng mở khí quản.

TS. BS. Phạm Bích Đào

Thuốc nào trị giun kim?

Có lần em lấy đèn pin soi thì thấy có giun kim bò ra. Xin bác sĩ cho biết cần dùng thuốc gì để diệt loại giun này?

Trần Hoàng Lan (Ninh Bình)

Theo như bạn mô tả trong thư thì rất có thể cháu đã bị nhiễm giun kim vì khi nhiễm loại giun này, trẻ thường có biểu hiện chán ăn, ăn không tiêu, đôi lúc có buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ, khó ngủ, dễ khóc đêm, bứt rứt, khó chịu. Có thể thấy giun ở hậu môn là giun cái bò ra để đẻ trứng.

Nhiễm giun kim rất thường gặp ở trẻ em do ăn thức ăn chưa nấu chín, thường xuyên nghịch đất cát, không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn... Hiện nay, việc điều trị giun kim ở trẻ em có thể sử dụng một số loại thuốc như albendazol, mebendazol, và pyrantel pamoat.

Albendazol là thuốc trị giun sán phổ rộng, có thể đạt tỷ lệ khỏi 100% khi dùng liều duy nhất 400mg cho người lớn và trẻ trên hai tuổi. Phản ứng không mong muốn sau dùng thuốc có thể gặp là đau bụng và tiêu chảy nhưng hiếm khi xảy ra.

Mebendazol liều duy nhất 100mg cũng có hiệu quả cao, tuy nhiên cần nhai thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.

Pyrantel pamoat có hiệu quả cao, với tỷ lệ chữa khỏi trên 95% và có thể gặp tác dụng phụ nhưng ít bao gồm nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt và buồn ngủ.

Để đảm bảo việc dùng thuốc an toàn và chữa bệnh hiệu quả, bạn nên đưa con đến khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa ký sinh trùng để được xác định chính xác bệnh vì nhiều khi biểu hiện ngứa do giun kim cần được phân biệt với các loại ngứa tương tự do nhiễm nấm, dị ứng, trĩ, viêm trực tràng, nứt trực tràng, giun lươn và các bệnh khác. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc có cần phải nhắc lại hay không cũng cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ về thời gian và liều lượng để diệt tận gốc loại giun này và tránh tái nhiễm.

BS. Nguyễn Văn Đức